Bệnh lý Thần kinh

Thứ 6 ngày 01 tháng 09 năm 2023Lượt xem: 10943

Đường dẫn truyền vận động.

 

Các nơron vận động và cảm giác của hệ thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền các xung động vận động từ thần kinh trung ương tới các cơ và tuyến ở ngoại vi và các xung động cảm giác từ các cơ quan cảm thụ ở ngoại vi về thần kinh trung ương. Để làm được điều này, các nơron vận động được sắp xếp thành chuỗi sao cho các sợi trục của chúng hướng về ngoại vi, sợi trục của nơron cuối cùng của chuỗi tiếp xúc với cơ hoặc tuyến, các nơron cảm giác được xếp theo chiều ngược lại. Chuỗi sắp xếp như vậy của các nơron được gọi là các đường dẫn truyền thần kinh.

1. Các đường dẫn truyền vận động.

#1. Đường dẫn truyền vận động không có ý thức (ngoại tháp) là con đường từ cấu tạo lưới của thân não đi xuống tuỷ sống qua các bó lưới - tuỷ giữabên. Vỏ đại não có đường liên hệ với cấu tạo lưới của thân não nhưng đường liên hệ này còn chịu ảnh hưởng của thể vân, nhân dưới đồi thị, chất đen và tiểu não qua những vòng tiếp nối phức tạp. Những trung tâm của các phản xạ thính giác (ở gò dưới của mái trung não), thị giác (ở gò trên của mái trung não), tư thế (nhân tiền đình) và trương lực cơ (nhân đỏ) cũng cho các dải sợi đi tới sừng trước tuỷ sống (các dải mái - tuỷ, tiền đình - tuỷđỏ - tủy). Những đường phản xạ này cũng được mô tả như là các đường ngoại tháp.

#2. Đường vận động có ý thức do hai nơron vận động tạo nên. Thân nơron vận động trên nằm ở hồi trước trung tâm (vùng vận động thân thể) cho sợi trục đi xuống tới nhân vận động các thần kinh sọ hoặc sừng trước tủy sống bên đối diện, tạo nên dải tháp. Những sợi của dải tháp mà đi tới các nhân vận động thần kinh sọ gọi là các sợi vỏ - nhân, các sợi tới tuỷ sống là các sợi vỏ - tuỷ. Khi tới hành não dưới, phần lớn các sợi vỏ - tuỷ bắt chéo rồi tiếp tục đi xuống tủy sống, tạo nên dải vỏ - tủy bên; những sợi không bắt chéo ở hành não tạo nên dải vỏ - tủy trước. Thân nơron vận động dưới nằm ở sừng trước của tuỷ sống hoặc nhân vận động thần kinh sọ cho sợi đi tới các cơ vân ở ngoại vi.

2. Những hiểu biết về khám thần kinh.

Khám thần kinh bắt đầu bằng sự quan sát cẩn thận bệnh nhân ngay khi họ bước vào phòng khám và trong suốt quá trình thăm khám. Bệnh nhân nên được hỗ trợ càng ít càng tốt để những khiếm khuyết chức năng bộc lộ được rõ ràng hơn. Cần chú ý tốc độ, sự đối xứng và phối hợp động tác khi di chuyển đến bàn khám, cũng như tư thế và dáng đi của bệnh nhân, thái độ, trang phục của bệnh nhân cung cấp thông tin về cảm xúc và sự thích nghi xã hội. Cách nói chuyện, sử dụng ngôn ngữ hoặc hành vi bất thường; mất chú ý không gian; tư thế bất thường; và các rối loạn vận động khác có thể nhận thấy rõ trước khi tiến hành thăm khám.

Khi đã có thông tin, một người khám có kinh nghiệm có thể thực hiện một số phần khám nhất định và bỏ qua những phần khám khác dựa trên nhận định ban đầu về định khu giải phẫu và sinh lý bệnh của tổn thương. Nếu người khám ít kinh nghiệm thì cần khám thần kinh đầy đủ.

Khám thần kinh bao gồm, khám:

Mặc dù khám thần kinh chi tiết có thể mất nhiều thời gian nhưng cơ bản có thể được hoàn thành trong khoảng 4 phút và có thể phát hiện các thiếu sót ở các phần khám chính như đã liệt kê ở trên. Những dấu hiệu bất thường ở phần nào sẽ gợi ý khám chi tiết hơn về phần đó.

 

 

(Chân thành cảm ơn nguồn nội dung của MSD)


Nguồn tham khảo:  www.ktk.vn