Chủ nhật ngày 22 tháng 09 năm 2024Lượt xem: 9219
Bệnh thận mạn tính - Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và chẩn đoán.
Bệnh thận mạn (BTM) được định nghĩa là các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của thận kéo dài trên 3 tháng do bất kỳ nguyên nhân nào dẫn tới những tác động về sức khỏe người bệnh.
1. Nguyên nhân
Các nhóm nguyên nhân gây bệnh thận mạn theo vị trí tổn thương:
- Bệnh mạch thận: bệnh lý vi mạch và bệnh lý mạch máu lớn.
- Bệnh cầu thận: nguyên phát và thứ phát.
- Bệnh ống-kẽ thận: nguyên phát và thứ phát.
- Bệnh lý tiết niệu: nhiễm trùng đường tiết niệu: tắc nghẽn đường tiết niệu, trào ngược bàng quang niệu quản; sỏi tiết niệu và dị dạng đường tiết niệu
Ngoài ra, bệnh lý thận trong ung thư được tách riêng thành một chuyên ngành, bao gồm người bệnh thận mắc ung thư hoặc người ung thư mắc bệnh thận. Tổn thương thận cấp (TTTC) và BTM làm tăng di chứng và tử vong ở tất cả BN, kể cả người bị bệnh ung thư; người bệnh ung thư có các rối loạn đặc trưng của ung thư kèm các biểu hiện của bệnh thận và tần suất BTM và ung thư cao, tuổi thọ của người bệnh ngày càng cải thiện, vì vậy cần có bác sĩ chuyên khoa Thận trong đội ngũ chăm sóc người bệnh ung thư. Tổn thương thận trong ung thư thường là hỗn hợp thông qua nhiều cơ chế khác nhau.
2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh thận mạn hoặc đẩy nhanh tiến triển bệnh thận mạn
* Các yếu tố làm thận tăng nhạy cảm
- Tuổi cao (thường trên 60 tuổi)
- Tiền sử gia đình có bệnh thận giai đoạn cuối (MLCT <15ml/ph/1,73m2) hoặc bệnh thận di truyền (nhất là những người có quan hệ huyết thống thế hệ 1)
- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp.
- Gout.
- Có tiền sử bị tổn thương thận cấp.
- Bệnh tim mạch (bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim mạn tính, bệnh mạch ngoại vi hay bệnh mạch não) hoặc có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch (hút thuốc, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa)
- Giảm khối lượng mô thận
- Nhẹ cân khi sinh/sinh non
- Có 1 thận chức năng duy nhất
- Tiền sản giật/sản giật
- Béo phì (BMI ≥25 kg/m2)
- Điều kiện kinh tế xã hội, môi trường, quần thể mang các biến thể gen gây bệnh cao, chủng tộc châu Á
* Các yếu tố khởi động tổn thương thận trực tiếp
- Suy thận cấp/ Tổn thương thận cấp
- Có bệnh lý tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc có thay đổi cấu trúc đường tiết niệu, sỏi thận tái phát hay phì đại tuyến tiền liệt
- Có nhiễm trùng mạn tính, nhiễm trùng hệ thống (bao gồm cả viêm gan virus B, C, HIV, SARS-CoV-2)
- Bệnh đa hệ thống, bệnh tự miễn, bệnh ác tính với nguy cơ tổn thương thận tiềm tàng hoặc thường đi kèm với BTM, ví dụ lupus đỏ hệ thống
- Sử dụng thuốc hay cơ chất có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thận hoặc gây độc thận, ví dụ thuốc ức chế calcineurin (ciclosporin hay tacrolimus), hợp chất chứa nguyên tố lithium hay thuốc chống viêm không steroid (sử dụng dài hạn), thuốc kháng virus, kim loại như chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu…, và chiếu tia.
- Tăng huyết áp.
- Đái tháo đường.
- Được phát hiện tình cờ có đái máu hay protein nước tiểu.
* Các yếu tố thúc đẩy bệnh thận mạn tiến triển (làm nặng tổn thương và tăng tốc quá trình giảm chức năng thận)
- Protein nước tiểu dai dẳng
- Tăng huyết áp kiểm soát kém
- Đái tháo đường kiểm soát kém
- Bệnh lý tim mạch đi kèm hút thuốc
- Rối loạn lipid máu
- Điều trị thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) kéo dài
- Tắc nghẽn đường tiết niệu
- Nhiễm toan chuyển hóa
- Tổn thương thận cấp và dùng chất độc thận
- Nhập viện vì suy tim
- Người châu Á
- Béo phì.
3. Chẩn đoán
Ở giai đoạn sớm, BTM thường không có triệu chứng lâm sàng và chỉ được phát hiện nhờ xét nghiệm. Một số trường hợp có triệu chứng lâm sàng của các tình trạng bệnh lý là yếu tố nguy cơ (ví dụ đái tháo đường, tăng huyết áp) hay bệnh lý nguyên nhân gây BTM. Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện ở giai đoạn muộn, việc dựa vào các biểu hiện lâm sàng thường dẫn đến hậu quả chẩn đoán bệnh quá muộn không còn khả năng bảo tồn hoặc có nhiều biến chứng, khó can thiệp hiệu quả hoặc phải điều trị thay thế, làm tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong.
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?