Thứ 3 ngày 12 tháng 06 năm 2018Lượt xem: 16422
GS.TS Nguyễn Gia Bình: Những dấu hiệu của cúm A/H1N1, người mắc cần nhập viện ngay.
Cúm A /H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A/H1N1 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.
Vi rút cúm A/H1N1 chỉ tấn công hệ hô hấp.
Thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho hay, trên địa bàn TP HCM vừa có 1 ca tử vong do nhiễm cúm A/H1N1. Bệnh nhân là một phụ nữ tên H. (26 tuổi, tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), thể trạng béo phì, bị cúm và tự điều trị 5 ngày trước đó. Ngày 30/5, chị H. được đưa vào Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp nặng. Đến chiều cùng ngày, chị được chuyển lên BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM và tử vong sau đó. Kết quả xét nghiệm của BV Bệnh Nhiệt đới TP xác định chị H. nhiễm cúm A/H1N1.
Ngoài ra, Bệnh viện Thủ Đức cũng điều trị cho một người đàn ông (48 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) hành nghề lái xe cũng bị nhiễm cúm A/H1N1 trong tình trạng nguy kịch, sau đó bệnh nhân này được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM.
Cục Y tế dự phòng bệnh cúm A/H1N1 thường xảy ra vào mùa đông xuân, bệnh dễ lây trong cộng đồng qua đường hô hấp, người dân thường xuyên phải đến chỗ đông người, nên bệnh rất dễ lây lan.
Cúm A/H1N1 khác với cúm mùa thông thường – chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, cúm A H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang vi rút cúm A/H1N1 có khả năng truyền vi rút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...
Nếu có triệu chứng sốt, đau đầu... cần vào viện ngay.
GS.TS Nguyễn Gia Bình – Nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh Viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam cho biết, khi thấy các triệu chứng lâm sàng thường là sốt, đau đầu, sổ mũi, ho khan... Đặc biệt, nếu đến ngày thứ 2-3 bệnh nhân thấy mệt hơn hoặc khó thở thì hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xét nghiệm máu, chụp CT phổi để xác định xem bệnh nhân có nhiễm cúm hay không, có tiến triển nặng hay không để có kế hoạch điều trị cụ thể. Bệnh cúm A/H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, nên xác định được mắc cúm A/H1N1 hay cúm mùa thông thường cũng rất khó xác định, mà công nghệ sinh học khá tốn kém và mất thời gian. Bệnh nhân để bệnh tiến triển nặng mới tới bệnh viện thì lúc đó cơ thể đã bị tàn phá quá nhiều với hội chứng suy đa phủ tạng.
Tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai đã từng cấp cứu cho nhiều bệnh nhân bị cúm A/H1N1 vào viện muộn, phải lọc máu ngoài cơ thể bằng các kỹ thuật hiện đại nhưng cũng vô cùng tốn kém.
Vi rút cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang... tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Loại vi rút này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, các hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho vi rút phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt vi rút.
GS Bình khuyễn cáo, để phòng bệnh cúm nên vệ sinh sạch sẽ, nhà cửa, nơi làm việc nên mở cửa thoáng đãng đón ánh nắng vào nhà vì vi rút cúm sợ ánh sáng mặt trời. GS Bình chia sẻ kinh nghiệm khi điều trị cho bệnh nhân cúm nặng thì khoa phải sử dụng quạt thông gió mạnh để đấy không khí ra ngoài nắng, làm trong phòng thoáng nhờ đó nhân viên của khoa không bị nhiễm cúm.
Ngoài ra, GS Bình cho biết, với những người bị cúm phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người. Những người mắc bệnh mạn tính, mắc bệnh phổi, chạy thận, đái tháo đường, người thường xuyên dùng thuốc corticoid, hay người già, trẻ em... nguy cơ bị cúm cao hơn nên tiêm phòng vắc xin cúm.
Khi có dấu hiệu cúm không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?