TỔN THƯƠNG DÂY THẦN KINH - CƠ

Thứ 3 ngày 29 tháng 03 năm 2022Lượt xem: 12267

Liệt tối thứ 7 - Hội chứng đêm thứ 7.

 

Liệt tối thứ bảy (Saturday night palsy) đó là tình trạng dây thần kinh quay vị trí ở cánh tay bị chèn ép do chịu tác động trực tiếp từ bên ngoài. Điều này thường diễn ra khi dùng tay để làm gối kê đầu khi ngủ, thường là sau khi đã say rượu. Do đó, nguồn gốc của cụm từ này là từ mối liên hệ dễ thấy giữa một “tối thứ bảy” và tình trạng “say sưa”.

Thần kinh quay là nhánh tận lớn nhất của đám rối thần kinh cánh tay, xuất phát từ bó sau, được hợp bởi các sợi thần kinh từ rễ C5, C6, C7, C8 và có thể cả T1. Thần kinh quay chi phối vận động cho các cơ duỗi và ngửa ở cánh tay, cẳng tay và chi phối cảm giác cho mặt sau cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu tay. Trong số ba dây thần kinh lớn ở chi trên là thần kinh quay, trụ và giữa thì bệnh lý thần kinh quay do nguyên nhân chèn ép ít gặp hơn. Tuy nhiên, thần kinh quay thường bị tổn thương hơn trong những trường hợp chấn thương vùng cánh tay, đặc biệt là gãy xương. Gãy xương cánh tay, đặc biệt là gãy 1/3 giữa xương cánh tay, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tổn thương thần kinh quay. Thần kinh quay có thể bị liệt ngay khi chấn thương hoặc thứ phát sau đó do thủ thuật nắn chỉnh xương hoặc do can xương đè ép trong giai đoạn muộn. Ở vùng cánh tay, 2 nguyên nhân hay gặp khác của liệt thần kinh quay là “Hội chứng đêm thứ bảy” và đi nạng nách không đúng kỹ thuật gây chèn ép thần kinh quay ở đoạn cao. Ở vùng cẳng tay, có 2 hội chứng dẫn liên quan đến liệt thần kinh quay do bị đè ép là “Hội chứng thần kinh gian cốt sau” và “Hội chứng đường hầm thần kinh quay”, trong đó hội chứng thần kinh gian cốt sau thường gặp hơn. Liệt thần kinh quay ở đoạn này chỉ ảnh hưởng đến vận động của cổ tay và bàn tay. Ngoài ra, thần kinh quay có thể bị tổn thương ở bất cứ đoạn nào trên đường đi của nó do vết thương gây ra bởi hung khí hay đạn bắn.

1. Chẩn đoán tổn thương thần kinh quay.

Thường được thực hiện thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

        * Hỏi bệnh: hoàn cảnh và thời gian bị tổn thương ...

        * Thăm khám: quan sát, khám vận động, khám cảm giác, khám phản xạ và bộ câu hỏi DASH.

        * Xét nghiệm: thăm dò chức năng thần kinh quay (Ghi điện cơ), xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân.

2. Điều trị.

        * Tùy nguyên nhân có hướng điều trị khác nhau: dùng thuốc, phẫu thuật.

        * Phục hồi chức năng.


 


1. Khám ý thức.