Chủ nhật ngày 06 tháng 10 năm 2019Lượt xem: 18070
Tầm soát đái tháo đường thai kỳ như thế nào?
Theo thống kê, có từ 2 - 10% mẹ bầu có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ. Bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng cho mẹ và con.
1. Thế nào là Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ.
Là sự rối loạn chuyển hóa đường xảy ra trong thời kỳ mang thai (trong phần lớn các trường hợp) và sẽ trở về bình thường sau sinh khoảng 6 tuần.
Tất cả các sản phụ trong thời kỳ mang thai đều có nguy cơ bị rối loạn đường huyết.
2. Phân loại nguy cơ ĐTĐ thai kỳ.
3. Nghiệm pháp dung nạp đường huyết (DNĐH).
Thực hiện vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì hoặc sau nhịn ăn ít nhất 8 giờ (nhưng không quá 12 giờ). Các sản phụ sẽ được dặn dò ba ngày trước đó vẫn ăn chế độ tinh bột như bình thường.
Đầu tiên, kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu xét nghiệm máu để xác định chỉ số đường huyết lúc đói. Sau đó, sản phụ được hướng dẫn uống 200ml nước có pha 75g glucose trong 3 đến 5 phút. Ngoài ra, không được hút thuốc, ăn, uống nước ngọt hay vận động mạnh gì trong lúc này. Sau đó 1- 2 tiếng, sẽ lấy thêm hai mẫu máu để đo đường huyết.
Kết quả bình thường là đường huyết lúc đói dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L), sau nghiệm pháp 1 giờ là dưới 180 mg/dL (10 mmol/L) và 2 giờ là dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L).
ĐTĐ thai kỳ được xác định nếu có từ hai mẫu máu bằng hoặc cao hơn các giới hạn trên. Nếu chỉ có một mẫu, gọi là rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ.
+ Nguy cơ cho mẹ khi bị ĐTĐ thai kỳ.
+ Nguy cơ cho thai khi mẹ bị ĐTĐ.
+ Nguy cơ sơ sinh có mẹ bị ĐTĐ.
+ Suy hô hấp.
+ Hạ đường huyết, canxi máu.
+ Tăng bilirubil máu, đa hồng cầu.
+ Bệnh cơ tim.
+ Phát triển nhận thức: tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn trí nhớ.
4. Quản lý ĐTĐ thai kỳ.
Quản lý ĐTĐ thai kỳ.
+ Hạn chế tai biến sản khoa.
+ Hạn chế tai biến cho thai.
+ Hạn chế các nguy cơ về lâu dài.
Trong quá trình khám thai.
+ Giáo dục sản phụ: lặp lại trong mỗi lần khám thai.
+ Hướng dẫn chế độ ăn, tập luyện.
+ Tăng cân trong thai kỳ.
Theo dõi:
+ Theo dõi đường huyết.
+ Đo huyết áp.
+ Xét nghiệm: TPTNT, HbA1C.
+ Siêu âm.
+ CTG.
Hướng dẫn chế độ ăn.
+ Nhu cầu năng lượng: 1500-2800kcal.
+ Chia nhỏ bữa ăn, Ăn các chất có chỉ số đường huyết thấp, Ăn thịt, cá, Ăn mỡ và dầu, Ăn nhiều chất xơ.
+ Tập thể dục, 30ph/ngày, Yoga, tập bơi, đi bộ.
Bảng theo dõi đường huyết.
+ Đường huyết đói: 63-95 mg%.
+ Đường huyết sau ăn 1h< 140mg%.
+ Đường huyết sau ăn 2h< 120mg%.
+ Chuyển đổi x 0,055.
+ Siêu âm theo dõi thai.
+ Lập biểu đồ tăng trưởng: phát hiện thai to (AC<BPV 75).
+ Chỉ số ối.
+ Siêu âm hình thái học.
+ Take home message.
+ Tầm soát ĐTĐ cho tất cả các thai phụ.
+ Chú ý nhóm nguy cơ cao cần tầm soát sớm.
+ Chế độ ăn và tập thể dục giúp phòng ngừa và kiểm soát ĐTĐ.
+ Đồng thuận về thuốc điều trị hạ đường huyết.
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?