Y học biển

Thứ 7 ngày 21 tháng 09 năm 2019Lượt xem: 18086

Vai trò trị liệu Oxy cao áp với Bàn chân người bệnh Đái tháo đường.

 

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) bàn chân đái tháo đường là bàn chân của người bệnh đái tháo đường với loét, nhiễm trùng và/ hoặc phá hủy mô sâu, kết hợp với bất thường thần kinh và các mức độ khác nhau của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới.

Bệnh bàn chân của người ĐTĐ biến chứng hay gặp nguyên nhân dẫn tới cắt cụt tử vong cao bệnh nhân ĐTĐ. Theo thống kê của WHO 2005 cho thấy tới 15% số người mắc bệnh ĐTĐ bệnh bàn chân, 20% số người phải nhập viện do nguyên nhân bị loét chân. Bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi chiếm 45-70% tổng số trường hợp phải cắt cụt chi không do chấn thương. Nguy cắt cụt chân cao hơn người không đái tháo đường 15-40 lần. Cứ mỗi 30 giây, trên thế giới lại có một trường hợp cắt cụt chân do ĐTĐ. 85% các trường hợp cắt cụt khởi đầu bởi loét chân.

 

1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bàn chân đái tháo đường

- Tổn thương chân người ĐTĐ hậu quả của nhiều nguyên nhân như: Tổn thương dây đa thần kinh, bệnh mạch máu, chấn thương nhiễm trùng. Các nguyên nhân này thể phối hợp cùng lúc hoặc vào những thời điểm khác nhau. Nhiễm trùng làm nặng thêm các vết loét cũng yếu tố nguy gây cắt cụt chi nhưng ít khi một yếu tố đơn độc gây nên loét bàn chân.

2. Các yếu tố nguy cơ của bàn chân người bệnh đái tháo đường

- Thời gian mắc bệnh đái tháo đường trên 10 năm nguy, cơ bị biến chứng bàn chân cao hơn.

- Kiểm soát đường máu kém.

- Có bệnh lý mạch máu ngoại biên và hoặc bệnh lý thần kinh kèm theo.

- Người thừa cân, béo phì.

- Người hút thuốc lá.

- Người bệnh có chai chân.

- Bằng chứng tăng áp lực lòng bàn chân.

 

3. Đánh giá biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Bệnh lý thần kinh cảm giác vận động ngoại biên là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất cho loét và cắt cụt chi dưới, một trong những biến chứng mạn của ĐTĐ.

 

 

4. Chẩn đoán bàn chân đái tháo đường

- Triệu chứng cơ năng:

+ Triệu chứng liên quan đến thần kinh: Tê bì, dị cảm, mất cảm giác; giảm hoặc mất cảm giác đau, cảm giác nóng, lạnh, …

+ Triệu chứng liên quan đến mạch máu: Cảm giác lạnh chân, dấu hiệu đau cách hồi.

+ Triệu chứng liên quan đến vết loét: Hoàn cảnh, thời gian xuất hiện vết loét; diễn biến nhanh hay chậm.

- Triệu chứng thực thể:

+ Nhìn: màu sắc bàn chân; có vết chai cân không, có vết loét không, bàn chân có biến dạng không, …?

+ Khám mạch máu:

Bắt mạch: mu chân, chày sau; so sánh 2 bên

Đo chỉ số ABI (Ankle Brachial Index) = tỷ số giữa huyết áp tâm thu đo được ở cổ chân mỗi bên, và huyết áp tâm thu đo được ở bên cánh tay có giá trị cao hơn.

Ý nghĩa của đo chỉ số ABI

  • ABI >1,3: Xơ vữa thành mạch.

  • ABI: 1 - 1,3: Bình thường.

  • ABI: 0,9 - 1,0: Nghi ngờ hẹp.

  • ABI: 0,8 - 0,9: Bệnh ĐMCD thể nhẹ.

  • ABI: 0,5 - 0,8: Bệnh ĐMCD thể trung bình.

  • ABI: < 0,5: Bệnh ĐMCD thể nặng.

- Siêu âm Doppler mạch máu chi dưới phát hiện các tổn thương của mạch máu.

 

5. Điều trị bàn chân người bệnh đái tháo đường

- Nguyên tắc điều trị:

+ Kiểm soát tốt đường máu và các yếu tố nguy cơ.

+ Chăm sóc vết thương, vết loét nếu có.

+ Dùng kháng sinh nếu vết thương, vết loét bội nhiễm.

+ Can thiệp tái tưới máu nếu mạch máu chi dưới bị tắc.

+ Trị liệu ôxy cao áp.

- Cơ chế của ôxy cao áp (HBOT) trong điều trị bàn chân đái tháo đường: HBOT có tác dụng điều trị cho các giai đoạn của bàn chân đái tháo đường.

+ HBOT có vai trò tăng sinh tổ chức hạt, tăng tổng hợp sợi collagen giúp thúc đẩy nhanh quá trình liền vết thương.

+ HBOT giúp tăng sinh các mạch máu tân tạo.

+ HBOT giúp chống viêm, giảm phù nề vết thương, giảm đau.

+ HBOT có tác chống kết tập tiểu cầu nên có tác dụng dự phòng huyết khối.

 

6. Chăm sóc bàn chân người bệnh đái tháo đường

 


Mời xem thêm >>>

 

1. Bản đầy đủ.

2. Tổn thương bàn chân của bệnh nhân Đái tháo đường.


TS. BS. Nguyễn Văn Tâm,

Khoa Y học biển, Đại học Y dược Hải Phòng,

Viện Y học biển Việt Nam.